Gia quyến Nguyễn_Phúc_Cảnh

Nguyễn Phúc Cảnh mất, để lại một vợ là Tống Thị Quyên (宋氏涓) và hai đích tử là Nguyễn Phúc Đán (阮福旦), còn gọi là Hoàng tôn Đán[4]; và Nguyễn Phúc Kính, còn gọi là Hoàng tôn Kính[5].

Lược thuật theo Đại Nam chính biên liệt truyện (Sơ tập, Quyển 2):

Trước đây, thấy vua (Gia Long) ở ngôi mà tuổi đã cao, các quan liền xin lập ngôi trừ vị[6] trong số đó, có người đề nghị thẳng là nên lập Hoàng tôn Đán[7] nhưng vua không nghe.[8]

Sau, Gia Long lập Nguyễn Phúc Đảm, em cùng cha khác mẹ với Hoàng tử Cảnh, làm người nối ngôi. Đại Nam chính biên liệt truyện kể tiếp:

Năm Minh Mạng thứ 5 (1824), có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột là Tống thị. Tống thị vì thế bị Lê Văn Duyệt dìm nước cho chết, còn Mỹ Đường thì phải giao trả hết ấn tín và dây thao, đồng thời bị giáng xuống làm thứ dân, con trai con gái chỉ được biên chép phụ ở phía sau sổ tôn thất.Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), Mỹ Thùy lại bị quân lính ở đạo Dực Chẩn kiện, sắp bị đưa cho đình thần nghị tội thì Mỹ Thùy bị bệnh mà mất, lúc ấy chưa có con cái gì. Vua cho lấy con trưởng của Mỹ Đường là Lệ Chung, tập phong làm Ứng Hòa Hầu để lo việc phụng thờ Anh Duệ Hoàng thái tử (tức Hoàng tử Cảnh)... Đến năm thứ tám (1827), đổi phong (Lệ Chung) làm Thái Bình Hầu...

Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), triều thần lại tiếp tục nghị tội, buộc con trai con gái của Mỹ Đường là Lệ Ngân, Thị Văn, Thị Dao đều phải giáng làm thứ nhân. Mãi đến năm Tự Đức thứ hai (1848), khi Mỹ Đường bị bệnh mất, dòng dõi của Hoàng tử Cảnh mới tạm yên ở phận dân thường.

Sách Việt sử giai thoại có lời bàn:

Thời ấy, có hai tội thuộc hàng đại ác không thể tha, ấy là bất trung và thất đức. Bất trung thì con trai trưởng của Hoàng tử Cảnh chẳng có biểu hiện gì, vậy thì Minh Mạng muốn được yên vị trên ngai, ắt phải khép Mỹ Đường vào tột thất đức là thông dâm với mẹ. Ôi, giá mà Mỹ Đường chẳng phải cháu đích tôn của Gia Long thì đời ông sẽ êm thấm biết ngần nào... [9]

Cường Để là cháu năm đời của Hoàng tử Cảnh.